Văn học Phần Lan (Finnish: Suomen kirjallisuus, Swedish: Finsk litteratur, Russian: Литература Финляндии) là thuật ngữ bao hàm các hoạt động sáng tác, phê bình và ấn loát ngữ văn học của người Phần Lan[1].

Pukstaavi, bác vật quán văn học Phần Lan tại Vammala.[2]

Lịch sử edit

 
Khu vực thường được phiếm chỉ là trung tâm miền văn học Phần Lan, các vùng rìa là nơi chịu tác động tương hỗ.

Mặc dù được ghi nhận là một trong những nền văn học xuất hiện muộn nhất địa vực Âu châu, nhưng Phần Lan thường được mệnh danh Ngôi sao phương Bắc[3] vì những thành tựu khiến nhiều nền văn học lâu đời phải ganh tị[4]. Cái bất thường của nền văn học từ khi ra đời đến nay là hầu như không song hành ngôn ngữ bản địa, cho dù ngôn ngữ Phần Lan cũng có lịch sử ít nhất một thiên niên kỷ. Trong thực tế, các giá trị tạo nên văn học Phần Lan lại không hữu hạn trong quốc thổ mà tỏa ra Thụy Điển, Estonia, Nga và đặc biệt Karjala - miền đất huyền thoại này được coi là khởi thủy dòng văn học tiếng Phần Lan. Do vậy, thuật ngữ văn học Phần Lan còn có tính quốc tế khá cao[5][6].

Do nhiều biến cố lịch sử, văn học Phần Lan được cấu thành trên ba ngôn ngữ : Thụy Điển, Phần LanNga. Vì thế, đôi khi Phần Lan được giới phê bình gọi vui là nền văn học chân thiên nga. Trong đó, văn học tiếng Thụy Điển có giá trị cao nhất và khối lượng cũng đồ sộ hơn cả. Sau Đệ nhị Thế chiến, chính phủ Phần Lan cùng các cơ quan đặc trách văn hóa đã ra sức nâng tầm tiếng Phần Lan thành quốc ngữ, qua đó dòng văn học tiếng Phần Lan có sự tăng trưởng mạnh hơn các thời trước. Tuy nhiên, dòng nghệ thuật này lại phổ biến ở KarjalaEstonia hơn.

Ngày nay, văn học Phần Lan được san xẻ chung giữa Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, NgaEstonia như bộ phận rất quan trọng cấu thành văn hóa mỗi quốc gia. Tại Latvia, Lietuva, BelarusBa Lan, thậm chí Komi từ đầu thập niên 1990 đã diễn ra những tranh luận sôi nổi trong vấn đề có hay không công nhận dòng văn học Phần Lan từng tồn tại trong diễn trình lịch sử văn học xứ mình, nhiều quan điểm cho rằng đã tới lúc cần chấp nhận nó như một đặc tính bản địa thay vì coi là ngoại lai.

Văn học khẩu truyền edit

Văn học dân gian được truyền tụng một trong không gian rất rộng và có lịch sử vô cùng phức tạp. Mặc dù có vài chứng tích cho thấy văn học cổ đại Phần Lan đã có lúc được ký âm bằng những tự dạng bản địa và thậm chí còn lưu danh trạng tác giả, nhưng dường như hiện tượng đó không phổ biến. Phần Lan san xẻ hệ thống hình tượng huyền thoại đôi chỗ khá giống những gì đã diễn ra tại Na Uy, Thụy Điển, Nga và thậm chí Cymru, nhưng ít đồ sộ bằng và thường được coi là vùng văn học giao thoa Bắc Âu-Đông Âu.

Trứ tác hệ trọng nhất để hiểu cấu trúc văn học dân giansử thi Kalevala do nhà sưu tầm văn nghệ dân gian Elias Lönnrot bổ khuyết và ấn hành năm 1835. Tính chất các nhân vật thường tương đối dung dị và hành trạng thường giàu chất thơ - một đặc điểm rất khó thấy trong thần thoại Bắc Âu. Cũng vì thế, học giới không đánh đồng văn học dân gian Phần Lan với các quốc gia Bắc Âu khác, một số học giả Anh quốc còn ngỏ ý khâm phục tính thuần khiết và đặc trưng của dòng văn chương này.

 
Aino-Triptych by Akseli Gallen-Kallela 1891. Left : The first meeting of Aino and Väinämöinen. Right: Aino laments her woes and decides to end her life rather than marry an old man. Middle : The end of the story arc – Väinämöinen catches the Aino fish but is unable to keep hold of her.

Văn học thư diện edit

 
Chief executive officer Heikki Reenpää attaches the publishing house Otava's badge for merit, the Agricola medal, on Sillanpää's lapel. Otava had "redeemed" the author from WSOY in the late 1920s.

Khác với văn học dân gian, dấu hiệu của văn học thành thư Phần Lan chỉ từ giữa thế kỷ XVI với bản dịch Tân Ước từ tiếng Hi Lạp sang tiếng Phần Lan (1543) bởi đức giám mục Mikael Agricola. Nhờ vậy, ông được suy tôn là quốc phụ của chữ Phần Lan. Nhưng qua ba thế kỷsau, khi sử thi Kalevala được ấn hành (1849), văn học tiếng Phần Lan mới có chỗ đứng. Và đến năm 1870, với việc xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay Bảy anh em của tác gia Aleksis Kivi, văn học Phần Lan bắt đầu phát triển mạnh và dần tạo nên bản sắc. Tuy nhiên, văn học tiếng Thụy Điển vẫn tồn tại vững vàng và không ngừng lớn thêm, hàng loạt tác gia lừng danh vẫn chuộng thứ ngôn ngữ này và họ hoàn toàn không xem nó là thứ tiếng ngoại lại, điển hình như Johan Ludvig Runeberg, Johan Vilhelm Snellman, Zacharias Topelius.

Năm 1939, tác gia Frans Eemil Sillanpää gây tiếng vang trên văn đàn thế giới với giải Nobel Văn học, và từ đây văn học Phần Lan vươn khỏi Bắc Âu và được học giới quốc tế nghiên cứu cũng như phiên dịch ngày càng nhiều. Năm 2015, Phần Lan lại có nữ văn sĩ Sofi Oksanen vào danh sách 116 người được đề cử Nobel Văn học dù tác phẩm đầu tay của bà xuất bản cách đó chưa lâu (2003)[7].

Theo dữ liệu của FILI, mỗi năm có từ 300-400 văn phẩm Phần Lan được dịch ra khoảng 40 ngôn ngữ[8]. Doanh thu từ việc bán bản quyền của các nhà xuất bản và các công ty phát hành Phần Lan trong 4 năm gần đây liên tuc tăng, đạt trên dưới 2 triệu euro/năm (năm 2014 là 2,2 triệu, năm 2013 là 2, 25 triệu, năm 2012 là 1,98 triệu và năm 2011 là 1, 26 triệu). Thị trường xuất khẩu sách lớn nhất của Phần LanĐức, Anh, MỹLiên bang Nga[9].

Năm 2015, văn học Phần Lan gặt hái những thành công lớn nhất từ trước trên văn đàn thế giới. Chỉ tính tới trung tuần tháng 12 đã có tới 800 tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài, trong đó nhiều nhất là tiếng Anh (26 tác phẩm), Pháp (18), ĐứcĐan Mạch (17). Đáng chú ý là một số nhà văn và tác phẩm văn học Phần Lan được một số tờ báo có uy tín trên thế giới như The New Yorker (Mỹ), The Guardian (Anh) đánh giá cao[10] và có tác giả lọt vào danh sách chung khảo của giải thưởng Arthur C. Clarke.

Văn hóa edit

Văn chươngvăn học được đánh giá là chiếm vị trí rất hệ trọng trong tiến trình hình thành bản sắc Phần Lan, vì thế, hàng năm thường có chuỗi sự kiện được gọi chung là Ngày Văn học Phần Lan có tầm cỡ quốc gia và thu hút sự quan tâm cao của quần chúng[11].

Từ truyền thống Kalevala edit

Khác nhiều sử thi lừng danh từ cổ đại, Kalevala không phải là một sử thi được tái tạo lại từ những mảnh vụn của một sử thi cổ bị tan vỡ theo thời gian. Kalevala do giáo sư, y sĩ, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu dân tộc học và văn hoá dân gian nổi tiếng Phần Lan, Elias Lönnrot (1802-1884) biên soạn dựa trên những bài thơ, bài dân ca, truyền thuyết dân gian của Phần Lan và Karelia được ông và các đồng nghiệp sưu tầm trên đất Phần Lan và vùng Viena[12]. Kalevala được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1835 gồm 12.078 câu thơ, chia làm 35 ca khúc (ngày nay được gọi là Kalevala cũ) và lần thứ hai năm 1849 với 22.795 câu thơ, được chia làm 50 ca khúc (gọi là Kalevala mới). Kalevala mới (được coi là bản Kalevala trọn vẹn) là kết quả 15 năm làm việc với 11 chuyến sưu tầm điền dã của Elias Lönnrot. Ngày nay, ở Phần Lan cũng như ngoại quốc, khi nói về Kalevala người ta thường nói đến Kalevala mới. Kalevala là bách khoa thư về lịch sửvà con người Phần Lan được biên soạn theo thể thơ truyền thống, mỗi câu gồm 8 âm tiết (hay 8 nhịp) của Phần Lan, dựa theo làn điệu của âm nhạc dân gian. Khi Kalevala chưa ra đời, thể thơ này không có tên. Vì thế sau khi Kalevala được xuất bản, thể thơ này được gọi là Thể thơ Kalevala[13][14]. Đồng thời cũng từ đó việc sưu tầm văn học dân gian Phần Lan nhanh chóng lan rộng và nguồn tư liệu sưu tầm được hết sức phong phú. Trong vòng mười lăm năm giữa hai bản Kalevala, Lönnrot cùng các cộng sự sưu tập được thêm gần 130 000 câu thơ. Với nguồn tư liệu này Elias Lönnrot đã phát biểu rằng có thể biên soạn thành bảy bản Kalevala khác nhau mà Kalevala mới như ngày nay chỉ là một trong số đó[15].

 
Tượng đài Elias Lönnrot và nhân vật Väinämöinen tại Helsinki. Ngày nay Kalevala có vai trò hệ trọng nhất trong sự nghiệp hoằng dương văn hóa Phần Lan.

Sau khi Kalevala được xuất bản, một phong trào "tìm về bản sắc" đã lan rộng ở Phần Lan. Nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên và những người yêu thích văn hóa dân gianđã theo dấu chân ông đi sưu tầm tư liệu ở phía Đông Phần Lan và Karjala của Nga để sưu tầm văn học dân gian còn lưu giữ ở những vùng này. Bên cạnh hai bản Kalevala cũ và mới, năm 1862 Elias Lönnrot còn rút gọn Kalevala mới thành một bản Kalevala ngắn gọn với 9.732 câu thơ dành cho trường học, được gọi là Kalevala học đường[16][17].

Kalevala đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa hệ trọng nhất của Phần Lan[18][19]. Với Kalevala, người Phần Lan cho rằng dân tộc họ cũng có một lịch sử và một nền văn hóa riêng : "Với những ca khúc bất tử này trong hành trang, người Phần Lan đã có thể dũng cảm và tự tin nhìn về quá khứ của mình và có thể nhìn thấy được tương lai của dân tộc. Người Phần Lan đã có thể kiêu hãnh nói : Tôi cũng có một lịch sử !" (J.G. Linsen, 1835). Đồng thời Kalevala được coi là chiếc cầu nối Phần Lan với thế giới bên ngoài : "Khi làm nên Kalevala, nhân dân Phần Lan đã làm cho mình một con đường xuyên qua núi đá cheo leo, không những chỉ tiến đến Âu châu mà đến cả thế giới văn minh. Kalevala sáng chói như Bắc Đẩu trên trời cao, kể cho toàn nhân loại nghe về dân tộc Phần Lan" (M.J. Eisen, 1909)[20][21].

Kalevala là đề tài và là nguồn cảm hứng sáng tạo cho rất nhiều thế hệ văn nghệ sĩ Phần Lan cũng như ngoại nhân. Rất nhiều tổ chức của Phần Lan cũng như quốc tế đã lấy Kalevala cũng như tên gọi các nhân vật trong Kalevala làm tên gọi cho mình. Rất nhiều đường, phố ở các thành phố, địa phương trên khắp Phần Lan mang tên các nhân vật, địa danh trong Kalevala. Sau khi ra đời, Kalevala đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của học giới quốc tế đã nghiên cứu nó như là một trứ tác thuộc thi ca dân gian chân thực[22][23].

Từ năm 1950, ngày 28 tháng 02 năm 1835 - ngày Elias Lönnrot đề danh dưới lời tựa Kalevala cũ đã trở thành Ngày Kalevala[24] và được coi là quốc lễ không chính thức của Phần Lan. Từ năm 1978, Ngày Kalevala trở thành Ngày Văn Hóa Phần Lan và được nghị viện quy định là một ngày lễ chính thức của quốc gia. Trên thế giới hiếm quốc gia giống Phần Lan : Lấy ngày ra đời của một tác phẩm văn học làm ngày lễ lớn của dân tộc. Hàng năm vào ngày này khắp nước treo quốc kỳ và tổ chức các hoạt động văn hóa có liên đới Kalevala. Ở Phần Lan, bên cạnh Hội Kalevala còn có Juminkeko là một cơ quan chuyên về sưu tầm, nghiên cứu Kalevala và bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa vùng Viena, cái nôi của Kalevala. Juminkeko đang thực hiện nhiều dự án nhằm khôi phục lại các làng thơ ở Viena, một trong số đó vừa nhận được giải thưởng về bảo tồn văn hoá của EU năm 2006[25][26].

Cho đến nay Kalevala vẫn là tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học Phần Lan đóng góp vào kho tàng văn học của nhân loại và được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài nhất của văn học nước này. Kalevala đã được dịch ra 57 thứ tiếng trên thế giới, trong đó nhiều thứ tiếng đã dịch nhiều lần dưới nhiều dạng khác nhau : Tiếng Thụy Điển (22), tiếng Anh (21 bản), tiếng Đức (14), tiếng Nhật (14), tiếng Estonia (14), tiếng Tây Ban Nha (12), tiếng Nga (10)... Riêng tiếng Việt, Kalevala cũng đã có 3 bản dịch khác nhau, trong đó có 2 bản tóm tắt bằng văn xuôi (của Nguyễn Xuân Nghiệp, Hoàng Thái Anh) và 1 bản dịch trọn vẹn bằng thơ xuất bản năm 1994 (của Bùi Việt Hoa)[27].

Song ảnh hưởng của sử thi Kalevala không chỉ giới hạn trong phạm vi Phần Lan, mà dần dần lan rộng ra các nước khác trên thế giới. Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã vận dụng phương pháp biện soạn Kalevala của Lönnrot, kết nối thơ ca dân gian của dân tộc mình thành sử thi hoàn chỉnh. Có thể kể ra đây một số như: The Song of Hiawatha (1855) của H. W. Longfellow, được coi là sử thi của người Mỹ; Kalevipoeg (Con trai của Kalevi, 1862) – sử thi Estonia của F. R. Kreutzwald; Làplèsis (Chàng giết gấu, 1888) sử thi Latvia của A. Pumpurs; và gần đây nhất là sử thi Mordvin, Mastorava (Mẹ đất, 1994) của A. Saronov. Gần đây các sử thi Con cháu Mon Mân của Bùi Việt Hoa xuất bản năm 2008 ; Virantanaz (sử thi của sắc tộc Vepsä) do nhà nghiên cứu ngôn ngữ Niina Zaitseva biên soạn năm 2012 và sử thi Liekku (sắc tộc Inkeri) của tác giả Mirja Kemppinen ra đời năm 2013 cũng được biên soạn dựa trên phương pháp và hình mẫu Kalevala[28][29].

Từ truyền thống bảo trợ edit

 
Các yếu nhân SKS năm 1846.

Hiệp hội Văn bút Phần Lan (Suomalaisen Kirjallisuuden Seura, SKS) được thành lập từ rất sớm (1831), ban đầu chỉ có ý nghĩa quy tụ các bút nhóm rải rác thành một lực lượng văn hóa mạnh để tránh tình trạng công kích lẫn nhau trên mặt báo, sau phát triển dần thành một nghiệp đoàn với chức năng nâng đỡ nghệ sĩ và bảo trợ xuất bản những trứ tác có giá trị từ vừa phải đến rất cao. Kể từ sau Đệ nhất Thế chiến, hội đứng ra lưu trữ và quảng bá văn học Phần Lan, ngày nay còn kiêm vai trò của một cơ quan bảo tồn và phát triển tiếng Phần Lan. Hiệp hội Văn bút Phần Lan giữ mối tương liên chặt chẽ với các phường văn học KarjalaEstonia, đồng thời đứng trong một liên minh văn hóa với hội văn bút Na Uy, Thụy ĐiểnIreland.

Năm 1977, hội lập ra Cơ quan Giao hoán Văn học Phần Lan (Finnish Literature Exchange, FILI) với sự đài thọ 80% kinh phí hoạt động mỗi năm từ chính phủ. Cơ quan này có trách nhiệm :

  • Tạo những cuộc giao hoán, giới thiệu tác phẩm mới của văn sĩ và dịch giả quốc tịch Phần Lan.
  • Tạo những khóa tập huấn dịch thuật cho dịch giả Phần Lan hoặc ngoại quốc.
  • Tạo những chuyến viếng Phần Lan cho giới xuất bản quốc tế.
  • Tham dự các hội chợ sách Phần Lan hoặc ngoại quốc.
  • Cập nhật và duy trì ngân hàng dữ liệu văn học Phần Lan đã được dịch sang ngoại văn và quản lý doanh thu bản quyền.

FILI lại lập thêm tạp chí Book from Finland nhằm cập nhật tiêu tức văn học Phần Lan cho độc giả quốc tế. Cho tới đầu thập niên 2000, FILI là một trong những tổ chức gây thu nhập lớn nhất cho quốc khố Phần Lan và đang tự định hình là cơ quan đặc trách vấn đề văn học Phần Lan cho sinh viên ngoại quốc bất kể có hay không du học nước này. Thượng tuần tháng 5 năm 2017, FILI đổi danh xưng là Trung tâm Giao hoán Văn học Phần Lan và chính thức tách khỏi hội văn bút để hoạt động như một cơ quan xiển dương văn học[30].

Bang giao edit

Kể từ thập niên 1930, văn học Phần Lan đã có những hoạt động trao đổi và quảng bá rất tích cực với quốc tế. Tại Việt Nam, với sự bảo trợ dài lâu của Đại sứ quán Phần LanQuỹ Juminkeko, nhiều tác phẩm kinh điển của Phần Lan đã được dịch sang tiếng Việt. Điển hình là tác phẩm Kalevala với 23.000 câu được Nhà xuất bản Văn học ấn hành trong thập niên 1990 và tái bản nhiều lần[31].

Xem thêm edit

Tham khảo edit

  1. ^ Wiegand, Wayne A.; Davis, Donald G. Jr. (1994). "Encyclopedia of Library History". Google Books. Garland Publishing. Retrieved 15 April 2017.
  2. ^ Heikkilä, Tuomas (2010). "Kirjallinen kulttuuri keskiajan Suomessa, Historiallisia tutkimuksia 254,". Suomalaisen kirjallisuuden seura. Retrieved 30 August 2016.
  3. ^ Krogerus, Tellervo. "Canth, Minna (1844 - 1897)". The National Biography of Finland. Suomalaisen Kirjallisuuden Seura. Retrieved 4 September 2016.
  4. ^ Cf. Derek Fewster, Visions of Past Glory: Nationalism and the Construction of Early Finnish History. Studia Fennica Historica 11 (Helsinki: Suomalainen Kirjallisuuden Seura, 2006).
  5. ^ Sihvo, Hannes. "Kivi, Aleksis (1834 - 1872)". The National Biography of Finland. SKS. Retrieved 30 August 2016.
  6. ^ "Juhani Aho". Encyclopædia Britannica. Retrieved 30 August 2016.
  7. ^ Rajala, Panu. "Sillanpää, Frans Emil (1888 - 1964)". The National Biography of Finland. Suomalaisen Kirjallisuuden Seura. Retrieved 4 September 2016.
  8. ^ Envall, Markku. "Waltari, Mika (1908 - 1979)". The National Biography of Finland. Suomalaisen Kirjallisuuden Seura. Retrieved 4 September 2016.
  9. ^ Nevala, Marja-Liisa. "Leino, Eino (1878 - 1926)". The National Biography of Finland. Suomalaisen Kirjallisuuden Seura. Retrieved 4 September 2016.
  10. ^ Liukkonen, Petri. "Pentti Saarikoski (1937-1983) - wrote also humorous columns under the name 'Nenä' (the nose); see Gogol". Authors' Calendar. Retrieved 4 September 2016.
  11. ^ Asplund, Anneli; Sirkka-Liisa Mettom (October 2000). "Kalevala: the Finnish national epic". Archived from the original on 23 November 2010. Retrieved 15 August 2010. {{cite web}}: Unknown parameter |deadurl= ignored (|url-status= suggested) (help)
  12. ^ Tolkien, J.R.R. (2015) [1914]. "On 'The Kalevala' or Land of Heroes". In Flieger, Verlyn (ed.). The Story of Kullervo (1st US ed.). Boston: Houghton Mifflin Harcourt. p. 70. ISBN 978-0-544-70626-2.
  13. ^ Vento, Urpo. "The Role of The Kalevala" (PDF). Archived from the original (PDF) on 16 July 2011. Retrieved 17 August 2010. {{cite web}}: Unknown parameter |deadurl= ignored (|url-status= suggested) (help)
  14. ^ William A. Wilson (1975) "The Kalevala and Finnish Politics" Journal of the Folklore Institute 12(2/3): pp. 131–55
  15. ^ Kalevala Society. "Kalevala, the national epic". Archived from the original on 23 March 2010. Retrieved 15 August 2010. {{cite web}}: Unknown parameter |deadurl= ignored (|url-status= suggested) (help)
  16. ^ Francis Peabody Magoun, Jr. "The Kalevala or Poems of the Kaleva district" Appendix I. (1963).
  17. ^ Tuula Korolainen & Riitta Tulusto. "Monena mies eläessänsä — Elias Lönnrotin rooleja ja elämänvaiheita". Helsinki: Werner Söderström Osakeyhtiö (2002)
  18. ^ "Elias Lönnrot in Kainuu". Archived from the original on 13 May 2010. Retrieved 17 August 2010. {{cite web}}: Unknown parameter |deadurl= ignored (|url-status= suggested) (help)
  19. ^ Liukkonen, Petri. "Elias Lönnrot". Books and Writers (kirjasto.sci.fi). Finland: Kuusankoski Public Library. Archived from the original on 21 December 2013. {{cite web}}: Italic or bold markup not allowed in: |website= (help); Unknown parameter |dead-url= ignored (|url-status= suggested) (help)
  20. ^ "Elias Lönnrot in Kainuu". Archived from the original on 15 June 2011. Retrieved 20 August 2010. {{cite web}}: Unknown parameter |deadurl= ignored (|url-status= suggested) (help)
  21. ^ "Elias Lönnrot in Kainuu". Archived from the original on 15 June 2011. Retrieved 20 August 2010. {{cite web}}: Unknown parameter |deadurl= ignored (|url-status= suggested) (help)
  22. ^ Kalevala poetry society (Finnish) Archived 7 March 2005 at the Wayback Machine, Finnish Literature Society (Finnish) Archived 24 May 2011 at the Wayback Machine, "Where was The Kalevala born?" Finnish Literature Society, Helsinki, 1978. Accessed 17 August 2010
  23. ^ "SKVR XI. 866. Pohjanmaa. Pentzin, Virittäjä s. 231. 1928. Pohjal. taikoja ja loitsuja 1600-luvulta. -?". Archived from the original on 18 July 2011. Retrieved 31 August 2010. {{cite web}}: Unknown parameter |deadurl= ignored (|url-status= suggested) (help)
  24. ^ Kaarle Akseli Gottlund. "Number 25" June 1817 p. 394.
  25. ^ Cite error: The named reference Francis Peabody Magoun, Jr. was invoked but never defined (see the help page).
  26. ^ "Turun Wiikko-Sanomat 1820 archive". Archived from the original on 22 July 2011. Retrieved 19 August 2010. {{cite web}}: Unknown parameter |deadurl= ignored (|url-status= suggested) (help)
  27. ^ "The folklore activities of the Finnish Literature Society". Archived from the original on 17 May 2006. Retrieved 19 August 2010. {{cite web}}: Unknown parameter |deadurl= ignored (|url-status= suggested) (help)
  28. ^ "Laulut Kalevalan takana". Archived from the original on 24 May 2011. Retrieved 31 August 2010. {{cite web}}: Unknown parameter |deadurl= ignored (|url-status= suggested) (help)
  29. ^ "Elias Lönnrot in Kainuu – Field trip 2". Archived from the original on 15 June 2011. Retrieved 19 August 2010. {{cite web}}: Unknown parameter |deadurl= ignored (|url-status= suggested) (help)
  30. ^ https://finland.fi/fr/culture/la-litterature-finlandaise-aujourdhui-un-monde-de-voix/
  31. ^ Làm tỏa sáng văn hóa Việt

Tài liệu edit

Tư liệu edit