TeamY2T
ASCII(American Standard Code for Infornation Interchange)
editMột bộ ký tự dùng cho máy tính bao gồm 96 chữ thường và hoa, cộng với 32 ký tự điều khiển không in ra. Từng ký tự đều được mã số hoá để đạt được sự đồng nhất với các thiết bị máy tính khác nhau. Được xây dựng vào năm 1968, bộ ký tự ASCII bao gồm đủ các ký tự văn bản tiếng Anh, nhưng không có những chữ có dấu và những ký tự đồ hoạ theo yêu cầu của nhiều ngôn ngữ nước ngoài và các ứng dụng kỹ thuật. Do vậy, hầu hất các máy tính hiện đại đều sử dụng tập ký tự ASCII mở rộng có chứa thêm các ký tự khác theo yêu cầu.
Bảng mã ASCII
ANSI (American National Standards Institute)
editANSI: Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ ANSI giữ vai trò của một tổ chức có nhiệm vụ định nghĩa các chuẩn mã và các chiến lược truyền tín hiệu tại Liên bang Hoa Kỳ; đồng thời nó đại diện cho Liên bang Hoa Kỳ tại ISO (International Organization for Standardization - Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn) và trong ITU (International Telecommunications Union - Liên đoàn Viễn thông Quốc tế). ANSI đã tham gia với tư cách một thành viên sáng lập của ISO và đóng một vai trò nổi bật trong việc quản trị của tổ chức nầy. Nó giữ một trong năm ghế thường trực tại Hội đồng Quản trị OSI. ANSI thúc đẩy việc sử dụng các tiêu chuẩn Liên bang ra toàn cầu, bảo vệ chính sách và các quan điểm kỹ thuật của Liên bang tại các tổ chức tiêu chuẩn vùng và quốc tế, và khuyến khích việc thừa nhận các tiêu chuẩn quốc tế như các tiêu chuẩn quốc gia khi những tiêu chuẩn nầy phù hợp các đòi hỏi của cộng đồng người dùng.
Binary
editHệ thống đánh số (hệ cơ số 2) Chỉ dùng 2 số 0 và 1. Đây là cơ sở cho máy tính hiện đại.
Bit
editĐơn vị cơ bản của thông tin theo hệ thống số nhị phân.Các mạch điện tử trong máy tính sẽ phát hiện sự khác nhau giữa hai trạng thái (dòng điện mức cao và dòng điện mức thấp) và biểu diễn các trạng thái đó dưới dạng một trong hai số nhị phân 1 hoặc 0. Các đơn vị cơ bản cao/thấp, đúng/sai, có/không được gọi là các bit.
Byte
editLà nhóm gồm tám bit kề liền nhau, tạo thành đơn vị dữ liệu cơ sở của máy tính cá nhân. Do được lưu trữ tương đương một ký tự, nên byte cũng là đơn vị cơ sở để đo sức chứa của máy tính
Exponent
editSố mũ, lũy thừa.
Floating-point notation
editFloating-point notation hay còn gọi là scientific notation. Phép tính dấu phẩy động.
Phương pháp lưu trữ và tính toán các số sao cho vị trí của dấu thập phân không cố định mà thay đổi (dấu thập phân này di động quanh quẩn gần vị trí cần thiết, sao cho những con số có nghĩa được đưa vào sự tính toán trong phép tính). Phép tính dấu phẩy động có thể được trang bị trong các bộ đồng xử lý số hoặc trong phần mềm, nên làm tăng độ chính xác của các tính toán bằng máy tính.
IEEE (Institute of Electrical and Electronic Engineers)
editViện kỹ thuật điện và điện tử IEEE là một tổ chức của nước Mỹ chuyên phát triển nhiều loại tiêu chuẩn, trong đó có các tiêu chuẩn về truyền dữ liệu.
IEEE-754
editĐây là tiêu chuẩn thứ 754 được đề xuất bới IEEE. Đây là một tiêu chuẩn về sự biểu diễn hệ nhị phân của hệ thống tính dấu phẩy động - floating-point numbers.
Integer number
editSố nguyên. Là một số xác thực không chứa phần thập phân hay phân số.
Mantissa
editPhần lưu trữ giá trị và địa chỉ của các con số
MP3
editLà một công nghệ chuẩn và định dạng cho việc nén một file âm thanh thành một file có dung lượng nhỏ hơn. Tuy nhiên công nghệ này làm cho chất lượng âm thanh không còn chính xác như lúc đầu
Nibble
editThuật ngữ dùng để chỉ 1 nửa của 1 byte, chính là 4 bits.
Pixel
edit(Picture element)
Điểm ảnh
Phần tử nhỏ nhất (phần tử ảnh) mà một thiết bị có thể hiện thị trên màn hình, và hình ảnh trên màn hình được xây dựng nên từ các phần tử đó.
Pixels là chỉnh hợp của những cột và hàng. Số điểm ảnh trong mỗi cột và hàng xác định độ phân giải của màn hình. Một màn hình máy tính cá nhân thông thường thường có độ phân giải là 1024x768, tức là có 768 hàng với 1024 dấu chấm, hay điểm ảnh trên mỗi hàng.
Độ phân giải càng lớn tức là kích cỡ của các điểm ảnh càng nhỏ.
Radix point
editDấu phẩy ở số thập phân.
RGB encoding
editMột cách thức để điều chỉnh màu sắc và ánh sáng của điểm ảnh trong giới hạn mỗi màu đỏ, xanh lá cây và xanh da trời
Scientific notation
editTra floating-point notation
Abacus
editBàn tính
Ra đời từ thời cổ xưa, dùng sự trượt của những hạt gỗ tròn để tính toán phép cộng và trừ.
WAV
editLà một định dạng file dùng để lưu trữ âm thanh dùng cho mọi loại máy PC và các CD âm thanh game
Assembly language
editLà ngôn ngữ lập trình bậc thấp, trong đó mỗi câu lệnh chuơng trình tuơng ứng với 1 chỉ lệnh mà bộ xử lý có thế thực hiện được.
Unicode
editLà một mã chuẩn thống nhất, sử dụng 16 bits để lưu ký tự và thông tin. Nó có tới 34,168 ký tự và mã điều khiển.
Whole number
editTra integer number
Word
editTừ
Một đơn vị thông tin bao gồm các ký tự, các bits, hoặc các byte, được lập nên như là một thực thể, và có thể được lưu trữ trong một vị trí. Trong các chương trình xử lý từ, word được định nghĩa là sự bao gồm một khoảng trống, nếu có, ở cuối của một chuỗi các ký tự.
Booting
editQuá trình khởi động của hệ thống máy tính
Binary (machine) code
editMã nhị phân.
Một ngôn ngữ mã hóa các số dựa trên hệ cơ số 2 của máy tính, chỉ dùng số 0 và 1 theo cơ chế bật/tắt logic của máy tính để máy có thể xử lý chính xác.
Command-line interface
editMột phương pháp giúp người dùng và máy tính giao tiếp với nhau bằng cách gõ các câu lệnh dưới dạng văn bản cơ bản
Command prompt
editDấu nhắc lệnh
Những từ và biểu tượng chờ sẽ hiện trên màn hình để cho người dùng biết hệ điều hành đang chờ người dùng nhập lệnh
Boolean logic (Boolean algebra)
editThuyết đúng sai của Boolean.
Browser
editTrình duyệt.
CPU
editViết tắt của Central Processing Unit (bộ xử lý trung tâm).
-
Bộ vi xử lý trung tâm của Intel
Chip
editLoại mạch điện tử siêu nhỏ được sản xuất hàng loạt trên cơ sở 1 mảnh silic nhỏ.
-
Chip
Deadlock
editKhóa mãi mãi
Đây là một tình huống ít gặp khi thiết bị vào ra đang chờ sự sử dụng một tài nguyên khác. Tình huống sẽ tiếp tục đến vô hạn nếu không có sự can thiệp của hệ điều hành.
Directory
editDanh bạ, thư mục
Giống như một thư mục, hay một thuật ngữ chỉ thư mục trong Windows. Trong DOS và UNIX, đây là một cấu trúc thư mục được tạo nên trong thư mục khác. Một thư mục phụ có thể chứa các tệp tin hoặc các thư mục phụ bổ sung.
Embedded computers
editMáy tính nhúng
Kiểu máy tính xử lý đa nhiệm với kiến trúc mạng noron, được gắn vào, nhúng vào trong các thiết bị khác như: điện thoại, ô tô, nhiệt kế....
GUI
editViết tắt của Graphical User Interface (Giao diện đồ họa). Một giao diện để máy tính hiển thị các hình ảnh đồ họa thay vì những dòng lệnh.
Hardware
editPhần cứng, các bộ phận điện tử, board, ngoại vi và các thiết bị khác tạo nên hệ máy tính. Phân biệt với các chương trình (phần mềm) dùng để ra lệnh cho phần cứng làm gì.
DOS
edit(Disk operating system)
Hệ điều hành đĩa đơn nhiệm với một người sử dụng và lệnh đơn.
Hệ điều hành bằng dòng lệnh này được coi là khởi nguồn cho Windows.
Hypermedia
editMột ứng dụng khác với những loại thông tin khác như văn bản, âm thanh, hình ảnh, video.
Hypermedia cho phép người sử dụng có thể di chuyển hay xem nội dung một trình duyệt từ một liên kết này tới một liên kết khác thông qua internet.
Hypertext
editSiêu văn bản, văn bản của 1 tài liệu truy tìm ko theo tuần tự. Người đọc tự do đuổi theo các dấu vết liên quan qua suốt tài liệu đó bằng các mối liên kết xác định sẵn do người sử dụng tự lập nên.
Drive
editBộ phận điều khiển
Một chương trình đặc biệt được thiết kế để cung cấp một giao diện cho một thiết bị vào/ra cụ thể.
IC
editViết tắt của Integrated circuit (mạch tích hợp, vi mạch).
Một mạch bán dẫn chứa nhiều đèn bán dẫn và các linh kiện điện tử khác nằm trên bảng hệ thống, thay thế cho những ống chân không trước, làm giảm kích cỡ và độ phức tạp của máy tính.
Floder
editThư mục
Nơi bạn có thể xếp các tệp vào đó sao cho khi hiển thị không bị lộn xộn chồng chéo giữa các tệp.
Format
editFormat: Định dạng, Dạng thức.
Sự tổ chức giao diện đĩa giống như một loại có thể chứa nhiều thư mục hay tập tin.
Graphical User Interface ( GUI)
editGiao diện người và máy bằng đồ hoạ. Một phương pháp đối với phần chương trình có tương tác với người sử dụng, và dùng các biểu tượng đồ họa để đại diện cho các tính năng chương trình. Với giao diện này người dùng có thể dùng chuột
Killer application
editỨng dụng có tính đột phá.
Một chương trình phần mềm trở nên phổ biến vì nó điều khiển được tính đại chúng của những phần cứng mà nó chạy trên đó.
Mainframe
editMáy tính lớn, đắt được sử dụng để thỏa mãn các yêu cầu về điện toán của một tổ chức lớn.
-
Máy tính mainframe trước kia
Microcomputer
editMáy vi tính để bàn
Thích hợp cho 1 cá nhân sử dụng với bộ vi xử lý, được chế tạo nhờ phát minh vi mạch silic cho phép sản xuất những máy tính cực nhỏ.
-
Microcomputer năm 1984
Microprocesor
editMột bộ vi xử lý chứa một con chip đơn được sử dụng trong máy vi tính cá nhân.
Minicomputer
editMáy tính có tốc độ xử lý cực nhanh, có kích cỡ lớn, giá thành đắt, được giới thiệu lần đầu vào giữa những năm 60.
Minicomputer thế hệ đầu tiên, ra đời vào những năm 60
Kernel
editTrong một hệ điều hành, đây là các phần cốt lõi của chương trình, cư trú trong bộ nhớ, và thực hiện hầu hết các nhiệm vụ điều hành chính, như quản lý các thao tác vào ra đĩa, và quản lý bộ nhớ trong chẳng hạn.
Open architecture
editCấu trúc mở, một loại hệ máy tính có tất cả đặc trưng kỹ thuật của hệ mà tất cả đều đuợc công bố rộng rãi,sao cho nhiều hãng khác có thể chế tạo ra các sản phẩm phụ trợ phù hợp với hệ thống máy đó.
Linux
editMột hệ điều hành đa nhiệm, và là hệ điều hành nguồn mở.
Open source
editMã nguồn mở, cho phép mọi người tiếp thu nhanh nhất những kỹ thuật mới nhất giúp người ta thỏa mãn sáng tạo của riêng mình.
Multiprocessing
editMultiprocessing: đa xử lý.
Một máy tính có hệ thống đa xử lý là máy tính có nhiều bộ xử lý
OS
editViết tắt của Operating System (Hệ điều hành).
Multitasking
editMultitasking: (chế độ) đa nhiệm.
Sự thực hiện nhiều chương trình một lúc trên cùng một hệ máy tính
Network Operating Systems
editHệ điều hành mạng.
Cung cấp các chức năng để quản lý mạng LAN cũng như liên mạng.
Parallel computing
editTính toán song song, cách mà CPUs có thể được áp dụng cho cùng một nhiệm vụ đồng thời.
PC
editViết tắt của Personal Computer (Máy tính cá nhân).
-
PC
Open source
editNguồn mở
Đó là những chương trình máy tính bao gồm cả hệ điều hành đều có thể phát triển thêm được.
Program loop
editLà chương trình được dùng để làm cho một hay nhiều câu lệnh (nội dung vòng lặp) điều hoạt theo chu trình cho đến khi thoả mãn điều kiện đã đưa ra.
Partition
editPhân vùng đĩa cứng. Partition được tạo nên trong quá trình khởi tạo ban đầu cho đĩa cứng, trước khi đĩa đó được định khuôn dạng
Platform
editLà hệ điều hành chỉ chạy trên một loại chip hay nói cách khác là chạy trên một máy tính
PnP
editPnP (plug and play)
Đây là những phần mềm cho phép ta sử dụng những thiết bị ra vào ngay khi chúng được cắm vào máy mà không cần phải cài đặt
Slide rule
editQuy tắc trượt
Được sử dụng để tính toán bằng bàn tính xưa, được dùng cho đến khi chiếc máy tính điện tử đơn giản đầu tiên ra đời.
Software
editPhần mềm, các chương trình hệ thống tiện ích, hoặc ứng dụng được diễn đạt theo một ngôn ngữ mà máy tính có thể diễn đạt được.
-
Phần mềm
Stored program concept
editKhái niệm chương trình lưu trữ.
Ý tưởng làm cơ sở cho cấu trúc của tất cả các loại máy tính hiện đại, đó là chương trình phải được lưu trữ trong bộ nhớ cùng với dữ liệu.
Process
editTiến trình
một chương trình nhỏ đang được chạy trên máy tính và có thể là một phần của một chương trình lớn hơn.
Supercomputer
editSiêu máy tính, một loại máy tính đắt tiền nhất, nhanh nhất và tinh vi, được thiết kế để thực hiện các phép tính phức tạp ở tốc độc cực đại mà công nghệ hiện đại cho phép.
Dùng trong nghiên cứu khoa học và kỹ thuật.
Time-sharing
editChia sẻ thời gian, một phương pháp chia sẻ những tài nguyên của một máy tính nhiều người dùng, trong đó mọi thành viên đều có cảm giác mình là người duy nhất đang sử dụng hệ thống.
Transistor
editBóng bán dẫn, đèn bán dẫn.
Là linh kiện điện tử sử dụng nguyên lý và hiện tượng sinh ra khi ghép các bề mặt bán dẫn để điều khiển dòng và thế trong mạch điện tứ.
Ubiquitous computing
editTính toán thông dụng.
Resources
editTài nguyên
Tài nguyên trong máy tính là tất cả các thiết bị kết nối với CPU của một máy tính như ổ đĩa, ROM, RAM...
Vacuum tube
editỐng chân không (Đèn chân không)
Root level
editNhững phần chính hoặc những file gốc trên ổ đĩa
Single-tasking
editHệ điều hành đơn nhiệm. Hệ điều hành chỉ chạy được 1 ứng dụng trong một thời điểm
Von Neumann Machine
editMáy Von Neunman, do Von Neunman nhà tiên phong của máy tính kỹ thuật số chế tạo ra.
Von Neunman và chiếc máy do ông chế tạo.
Time slicing
editMột phương pháp cho phép nhiều chương trình có thể đồng thời chạy trên CPU trong cùng một thời gian.
Unix
editĐây là một hệ điều hành đa nhiệm. Nó có thể chạy trên nhiều loại máy tính khác nhau
Wildcard
editwildcard: Ký tự đại diện
Những ký tự( như các dấu sao và dấu hỏi) dùng để thay thế cho mọi ký tự bất kỳ nào khác có thể xuất hiện ở vị đó.
Windows
editĐây là hệ điều hành phổ biến của Microsoft với giao diện với người sử dụng bằng đồ họa.
Hexademical (hex)
editHệ cơ số 16
Là một hệ thống số gồm 16 ký tự: từ 0-9 và từ A-F, thường được dùng như một phương pháp tốc ký của hệ nhị phân (1 số ở hệ cơ số 16 = 4 số hệ nhị phân)
Positional value
editGiá trị của địa chỉ
Ví dụ: 100 Số 1 đứng ở vị trí hàng trăm thì "hàng trăm" được gọi là positional value.
Two's complement
editPhần bù của 2
Một phương pháp biểu diễn số âm trong hệ thống máy tính.
Một số ở hệ nhị phân được biến đổi thành phần bù của 2 bằng cách lật bit rồi cộng thêm 1.
Adder
editMột mạch điện của CPU. Chịu trách nhiệm thêm vào các chuỗi nhị phân
ALU
editViết tắt của : Arithmetic and Logic Unit
Đơn vị số học logic, một bộ phận trong bộ xử lý trung tâm (CPU) dùng để thực hiện các phép tính số học và logic cơ bản trên cơ sở các dữ liệu.
BIOS
editViết tắt của từ Basic input/output system (hệ thống nhập/xuất cơ bản).
RAM
editViết tắt của từ Random Access Memory, bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên.
-
Ram
Interrupt handling
editXử lý ngắt
Đây là một phương pháp cho phép chương trình và các thiết bị vào ra dừng chương trình đang chạy để thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt.
Rom
editViết tắt của từ Read-only Memory, bộ nhớ chỉ đọc ra.
Rom chạy nhanh hơn Ram nhưng dung lượng nhỏ hơn.
Bộ nhớ Ram bị mất đi khi nguồn tắt nhưng Rom thì không.
BMP
editLà một định dạng ảnh sử dụng 24-bit hay 16,7 triệu màu. Đặc điểm của nó là phụ thuộc vào phần cứng từng máy nên khi chuyển sang máy khác nó có thể không sử dụng được.
Column
editThuật ngữ trong chường trình cơ sở dữ liệu, mang nghĩa là “cột”.
Cropping
editThuật ngử trong xử lý ảnh, có nghĩa là cắt một phần của ảnh .
Data compression
editPhương pháp nén dữ liệu nhằm giảm bớt kích cỡ file.
Database
editCơ sở dữ liệu.
Data management system
editHệ thống quản trị cơ sở dữ liệu.
Decompression
editGiải nén dữ liệu.
Desktop publisher
editPhần mềm dùng để chuyển định dạng các file văn bản, tài liệu qua một chuẩn quốc tế chung.
Flowchart
editCòn gọi là lưu đồ, là sơ đồ chứa các biểu tượng, tượng trưng cho các thao tác máy tính để mô tả hoạt động của 1 chương trình.
File:Make a flowchart.gif —Preceding unsigned comment added by 222.252.109.34 (talk) 16:35, 4 October 2009 (UTC)
Format conversion
editChuyển đổi định dạng file.
Freeware
editNhững phần mềm miễn phí.
FTP
editGiao thức trao đổi dữ liệu thông qua Internet.
GIF
editĐịnh dạng ảnh sử dụng 256 màu, thông dụng để trao đổi trên internet vì nó không phụ thuộc vào phần cứng của máy và có hổ trợ kiểu trong suốt của ảnh.
IDE
editLà phần mềm với môi trường phát triển, thiết kế hợp nhất. Dùng cho lập trình viên phát triển phần mềm.
JPG or JPEG
editLà định dạng file với phương pháp nén ảnh hiệu quả và thông dụng. Tuy nhiên ảnh sau khi nén chất lượng không còn như ban đầu.
Lossless compression
editphương pháp nén không mất dữ liệu, ảnh sau khi nén không khác ban đầu.
Lossy compression
editPhương pháp nén có mất mát dữ liệu. Ví dụ như kiểu JPEG.
Presentation tool
editPhần mềm để thuyết trình thông tinh dưới dạng đưa ra các slide kế tiếp nhau.
Project management software
editPhần mềm quản lý dự án
Phần mềm được dử dụng để quản lý tiến độ, quá trình của một dự án, lịch trình, kinh phí…
Rotating
editPhương pháp xoay ảnh .
Row
editCó nghĩa là hàng, dòng được thấy trong các chương trình bảng tính.
Scaling
editPhương pháp thay đổi kích cỡ ảnh, co dãn ảnh.
Shareware
editLà những phần mềm chỉ được dùng thử trong một thời gian. Hết thời gian dùng thử phải trả tiền để có thể dùng tiếp.
Spreadsheet
editCòn được gọi là bảng tính với các dòng, cột, trường. Dùng để tính toán và tổ chức thông tin.
Table
editBảng
Thuật ngữ được sử dụng trong cơ sỡ dữ liệu để tập hợp thông tin một cách logic dưới dạng cột và dòng.
Test editor
editChương trình bao gồm chức năng cơ bản để tạo và sửa đổi văn bản.
TIF or TIFF
editĐịnh dạng ảnh chất lượng cao nhất dùng cho các nhà thiết kế ảnh chuyên nghiệp.
Word processor
editPhần mềm định dạng, chỉnh sửa văn bản được dùng để tạo ra những hình thức văn bản đa dạng khác nhau.
WYSIWYG
editĐịnh dạng hổ trợ trong phần mềm phát triển web với khả năng chất lượng hình ảnh, văn bản cuất ra sát thực với thực tế.
Main board or mother board
editBảng máy vật lý trong máy tính bao gồm CPU và một số bộ phận, bản mạch cơ bản.
Semiconductor
editDụng cụ bán dẫn. được sử dụng để xây dựng lên transitor.
Boolean operator
editThuật ngữ sử dụng trong đẳng thức của toán tử Boolean với 2 giá trị và các gồm các phép toán chính như AND, OR, NOT.
Truth table
editLà bảng biểu diễn đầu vào và đầu ra của mạch logic.
AND
editPhép toán trả về giá trị đúng chỉ khi cả 2 giá trị đầu vào đều là đúng.
OR
editPhép toán trả về giá trị đúng khi chỉ cần 1 trong 2 giả trị đầu vào là đúng.
NOT
editPhép toán trả về giá trị là đúng khi đầu vào là sai và trả giá trị là sai khi đầu vào là đúng.
Gate
editLoại bảng mạch transitor nơi thi hành phép toán logic bằng việc tạo ra một giá trị đầu ra bởi một tập hợp các giá trị đầu vào.
NAND
editPhép toán logic trả về giá trị sai chỉ khi cả 2 giá trị đầu vào là đúng. Kết hợp giữa NOT và AND.
NOR
editPhép toán trả về giá trị đúng khi cả 2 giá trị đầu vào đều là sai. Kết hợp NOT và OR.
XOR
editPhép toán trả về giá trị đúng khi một giá trị chứ không phải 2 giá trị đầu vào là đúng.
Decoder
editBảng mạch điện tử được sử dụng để lựa chọn địa chỉ vùng nhớ cho các giá trị đầu vào đầu ra trong bộ nhớ.
Flip-flop
editMạch điện tử có khả năng lưu lại các giá trị nhị phân . Có trong SRAM.
SRAM
editMột dạng bộ nhớ tốc độ cao có cấu trúc sử dụng mạch flip-flop.
Shifter
editPhương pháp chuyển bit sang trái hay sang phải được sử dụng trong các phép toán nhân và chia.
Boolean basic identities
editTập hợp những quy tắc ứng dụng đẳng thức Boolean định nghĩa theo cách đơn giản hơn, có vẻ giống nhu quy tắc đại số.
Very Large Scale Integration (VLSI)
editPhương pháp tích hợp cao trong công nghệ phát triển bảng mạch điện tử. VLST chips có thể bao gồm từ hơn 100 000 transistors.
Control unit
editMột trong những phần của CPU với nhiệm vụ điều khiển hướng của dữ liệu, với các chỉ thị cho các giá trị đầu vào đầu ra của CPU.
Register
editCòn được gọi là thanh Ghi. Một bộ nhớ nhanh được tích hợp trong CPU được sử dụng để lưu dữ liệu và chỉ thị những dử liệu được sử dụng bởi CPU.
System clock
editĐồng hồ hệ thống. Là một bảng mạch tinh thể tạo dao động tích hợp ở trong mainboard cung cấp thời gian và đồng bộ hóa hệ thống CPU cùng với một số bản mạch kháng.
Bus
editTập hợp các dây dẫn và dây kết nối giao thức giữa các phần cứng với nhau, Nó là đường giao tiếp giữa CPU, bộ nhớ và các thiết bị đầu vào đầu ra.
System bus
editTập hợp những Bus chính được sử dụng bởi CPU với mục đích trao đổi dữ liệu và chỉ thị dữ liệu bộ nhớ với các thiết bị đầu vào đầu ra.
Bus protocol
editTập hợp những quy tắc trong thời gian cũng như trao đổi dữ liệu của trong bus của máy tính.
PCI
editBus hệ thống dùng để kết nối giữa chip với bộ nhớ và các thiết bị đầu vào đầu ra. Thường được dùng rộng rãi trong PC.
SCSI
editLoại bus tốc độ cao được thiết kế để PC có thể giao tiếp được với các thiết bị ngoại vi như ổ CD ROM, máy in, máy quét v..v
BIOS
editMột bộ các chương trình được mã hóa trong ROM. Nó quản lý các thao tác khởi động và thao tác kiểm tra ở mức thấp đối với các phần cứng ở ổ đĩa, bàn phím, và màn hình.
DRAM
editCòn được gọi là Ram động. Vì được cấu tạo bởi các tụ tích trữ điện nên luôn được “làm tươi” lại thông tin.
Cache memory
editBộ nhớ truy cập nhanh được sử dụng để lưu trữ những chỉ thị hay những dữ liệu hay dùng nhất của máy tính. Dùng để khắc phục bộ nhớ DRAM thường chậm hơn.
RAID
editPhương pháp tập hợp kết nói những đĩa thành dãy, điều này làm cho an toàn dữ liệu, xác suất hổng hóc thấp và tăng tốc dộ truy cập dữ liệu.
CD-ROM
editỔ đĩa dựa trên công nghệ quang học. 1 đĩa có thể lưu trữ dữ liệu không quá 850Mb.
-
CD-ROM
DVD
editỔ đĩa dựa trên công nghệ laser và Layering 1 đĩa có thể lưu trữ được không quá 9GB thông tin.
USB
editChuẩn truyền dữ liệu tốc độ cao giữa máy tính và thiết bị ngoại vi. Thiết bị USB có thể kết nối với máy tính mà không cần tắt máy tính. Nó còn được hiểu là một thiết bị nhỏ với bộ nhớ ngày càng được nâng cao có thể kết nói với máy tính quá công USB thường có ở PC.
Port
editThuật ngữ trong phần cứng có nghĩa là cổng. Nơi gắn kết các thiết bị ngoại vi.
CRT
editCông nghệ màn hình máy tính củ sử dụng cơ chế bắn các tia electron làm sang bề mặt phốt pho để hiển thị hình ảnh trên màn hình.
RGB
editThuật ngữ dùng trong cấu tạo màn hình máy tính với ý nghĩa các màu trên màn hình được tạo ra từ sự kết hợp của 3 màu đỏ, xanh lá cây, xanh nước biển.
Resolution
editThuật ngữ trong cấu tạo màn hình máy tính hay máy in. Mang ý nghĩa là độ phân giải.
Refresh rate
editTốc độ tính bằng giây một bức ảnh được làm mới trên màn hình máy tính.
LCD
editCông nghệ màn hình tinh thể lỏng phổ biến ở các loại notebook, PDA và hiên nay cũng đã phổ biến ở màn hình máy để bàn.
10Base2
editLà một chuẩn mạng Ethernet có tốc độ băng thông là 10Mbps, sử dụng dải tần cơ sở và cáp đồng trục mỏng.
10Base5
editLà một chuẩn mạng Ethernet có tốc độ băng thông là 10Mbps, sử dụng dải tần cơ sở và cáp đồng trục dày.
10BaseT
editLà một chuẩn mạng Ethernet có tốc độ băng thông là 10Mbps, sử dụng dải tần cơ sở và cáp đồng trục xoắn.
100BaseT
editTương tự như 10BaseT nhưng có tốc độ băng thông là 100Mbps.
802.11
editMột dòng chuẩn cho mạng không dây được phát triển bởi tổ chức IEEE, có 4 chuẩn là: 802.11, 802.11a, 802.11b, 802.11g
AM
edit(Amplitude modulation) 1 sóng radio với bước sóng dài.
ATM
edit(Asynchronous Transfer Mode) Phương thức truyền không đồng bộ, là hệ thống chuyển gói dữ liệu tiên tiến, có thể truyền đồng thời dữ liệu, âm thanh và hình ảnh số hóa trên cả mạng LAN và WAN.
Attenuation
editSự suy giảm về biên độ tín hiệu
Bandwith
editBăng thông
Bit error rate
editTỉ lệ sai bit: bit hỏng/bit truyền đi
Blutooth
editMột loại giao thức không dây được sử dụng để kết nối trong phạm vi ngắn giữa các thiết bị cá nhân như máy tính, điện thoại,...
Bridge
editCầu nối
Được sử dụng để ghép nối 2 mạng.
Cable modem
editLà 1 loại bộ chuyển đổi tín hiệu được kết nối với cáp TV để truyền dữ liệu.
Tốc độ nhanh, không bị gián đoạn.
Cat5
edit1 loại dây cáp xoắn đôi phổ biến có tốc độ truyền gói dữ liệu lên đến 100Mbps.
CCITT
editMột nhóm tiêu chuẩn mà dựa vào đó người ta phát triển mô hình mạng ISO/OSI
Coaxial
editĐồng trục.
Datagram
editGói thông tin sử dụng trong dịch vụ mạng không giữ kết nối để tìm đường.
DSL(digital subcriber)
editMột phương pháp gửi và nhận dữ liệu thông qua đường dây điện thoại, sử dụng sự kết hợp của FDM mà TDM.
Router
editBộ định tuyến, nhiệm vụ tìm đường truyền thông tin.
SMTP
editGiao thức gửi mail.
Spider
editCông cụ thu nhận thông tin từ máy chủ và phân tích một số nội dung người sử dụng cần.
TCP
editGiao thức điều khiển truyền thông tin tới nơi nhận theo đúng thứ tự nhờ cơ chế quản lý luồng lưu thông và tránh nghẽn mạch.
TCP/IP
editTên gọi chung cho bộ kết hợp giao thức TCP và IP ở máy tính ngày nay.
URL
editHệ thống định tên cho website trên mạng.
VBScript
editMột ngôn ngữ lập trình cho web.
Web server
editMáy chủ chứa website.
Web serice
editHệ thống phục vụ tự động khi có yêu cầu gửi đến.
XML
editNgôn ngữ lập trình web với cách chia tài liệu thành nhiều phần rồi đánh dấu và lắp chúng lại. Đặc điểm của nó là điễn tả cấu trúc và ý nghĩa tài liệu chứ không quan tâm đến cách trình bày.
ISP
editCông ty đứng ra cung cấp dịch vụ Internet.
NAT
editPhương thức chia sẻ một kết nối ra nhiều máy.
IP
editGiao thức gán địa chỉ cho các gọi thông tin theo 1 nguyên tắc từ máy tính này đến máy tính khác.
IP address
editĐịa chỉ IP của một thiết bị kết nối. Dùng 32 bit để biểu diễn.
IPv4
editIP phiên bản 4 được sử dụng rộng rãi.
IPv6
editPhiên bản mới của IP dùng 128 bit để biểu diễn.
DHCP
editGiao thức hoạt động ban đầu để máy tính lấy địa chỉ IP được cấp phát từ mạng.
POP3
editGiao thức nhận mail từ máy chủ.
IMAP
editGiao thức kiểm tra xem có mail ở máy chủ không và nhận về.
DNS
editPhương pháp chuyển đổi từ domain name ra địa chỉ IP. Có hẳn một server để làm nhiệm vụ đó.
URL
editQuy tắc đặt tên cho tất cả tài nguyên tên thế giới.
IPCONFIG
editPhương pháp hiển thị địa chỉ trên command-line.
HTML
editNgôn ngữ lập trình web, các file hiển thị trên trình duyệt.
Hyperlink
editLink nhanh ẩn dưới từ hoặc ảnh cho phép liên kết đến trang web đấy.
DHTML
editLà dạng mở rộng của HTML, để lập trình web động.
ARIN
editTổ chức quản lý địa chỉ IP.
Bot
editChương trình nhỏ với nhiệm vụ vào một trang web mới lấy những thông tin cần thiết. Thường được thấy ở các server công cụ tìm kiếm web.
Search enginer
editCông cụ tìm kiếm trên internet như Google,Yahoo...
Ethernet
editMạng Ethernet.
Là 1 phương pháp giao tiếp giữa các máy tính trong mạng LAN, sử dụng dây cáp đồng với tốc độ băng thông 100Mbps.
FDDI
editFiber Distributed Data Interface.
Giao thức kết nối, truyền dữ liệu qua cáp quang với sự duy trì tốc độ băng thông làm 100Mbps.
FDM
editGhép kênh phân chia theo tần số.
Fiber-optic
editSợi quang học.
Firewall
editBức tường lửa.
FM
editFrequency modulation.
1 loại sóng radio với bước sóng ngắn.
Gateway
editCổng trao đổi thông tin, cho phép kết nối các loại giao thức khác nhau với nhau.
Guided media
editThiết bị có định hướng.
Hub
editBộ tập trung của mạng LAN.
Hub có chức năng kết nối các trạm làm việc trong một mạng LAN lại với nhau theo cấu hình hình sao.
Impedance
editTrở kháng
Inductance
editĐộ tự cảm.
ISO
editHệ thống tiêu chuẩn quốc tế.
ISO/OSI
editCấu hình mạng gồm 7 tầng.
LAN
editLocal Area Network.
Là mạng cục bộ dùng để kết nối các máy tính với nhau trong 1 gia đình, công ty...
Modem
editThiết bị chuyển giao tín hiệu số thành tín hiệu tương tự và ngược lại.
Network Topology
editKiến trúc, cấu trúc của mạng.
NIC
editCạc mạng.
Là một bản mạch cung cấp khả năng truyền thông mạng cho 1 máy tính.
Node
edit1 node chính là 1 máy tính tham gia vào mạng internet.
PDU
editProtocol Data Unit.
Là dữ liệu và thông tin điều khiển tại 1 lớp nào đó. Nó bao gồm dữ liệu lớp trên và thông tin điều khiển lớp hiện tại.
PM
editPhase modulation.
Sóng điều pha.
Là kỹ thuật lồng thông tin vào sự thay đổi pha của sóng mang.
Protocol
editGiao thức.
Repeater
editBộ khuếch đại tín hiệu.
Signal-to-noise ratio
editTỉ lệ giữa tín hiệu và độ nhiễu.
Switch
editBộ chuyển mạch.
Là một thiết bị cơ khí hoặc điện tử được dùng để chuyển dòng các tín hiệu điện hoặc tín hiệu quang từ một điểm này qua một điểm kia.
T1 line
edit1 đường truyền có băng thông 1.544Mbps.
TDM
editKỹ thuật phân chia tín hiệu truyền theo thời gian
Token ring
editGiao thức dùng trong mạng LAN có cấu trúc vong.
Transmission medium
editPhương tiện truyền thông.
Twisted pair
editXoắn đôi
Unguided media
editThiết bị không định hướng (sóng wireless)
WAN
editWide Area Network.
Mạng diện rộng (Rộng hơn LAN)
WLAN
editWireless LAN.
Mạng diện rộng không dây.