Welcome to Articles for creation!

The Articles for creation (AfC) process is designed to assist any editor with creating a new page as a draft article, as well as submitting their draft article for review. This process must be used by new or unregistered editors, as well as editors with a conflict of interest, since they cannot directly create a new page in Wikipedia's mainspace, where all articles reside. Established users are encouraged to create articles on their own if they do not need support from reviewers.

Writing an encyclopedic article from scratch is not easy. It is recommended that you first gain some experience by adding material to pre-existing articles, or by helping out with other tasks. You should read Help:Your first article to avoid common mistakes. To submit redirects and categories, use the Redirect wizard or Category wizard.

Creating an article

Before you start writing, here are some things you should have in mind:

  • Make sure that the topic is notable enough for an article. Is it already covered in an existing article? If not, there is a very good chance that the topic is not notable and will not be accepted as an article. If yes, have you improved that coverage? Improving existing content is a much more successful way of contributing to Wikipedia.
  • Articles should reflect only what reliable sources have said about the topic, and all articles need references to reliable sources.
  • If you have a conflict of interest with the topic you are writing about, you should disclose it on the draft's talk page.
  • If you are being paid to contribute to Wikipedia, you must—under the Wikimedia Foundation's terms of usedisclose who is paying you, who the client is, and any other relevant affiliation.
  • The draft should not have category declarations on it that cause it to be categorized as a finished article. If and when the page is accepted by a reviewer, it will have categories added to it at that time; however, categories present on the page while it's still in draft form will be either removed or disabled per WP:DRAFTNOCAT.
  • If you have an idea for the title of an article, but no content for the article itself, you can make a suggestion at Wikipedia:Requested articles.

Your article title will have "Draft:" in front of it until it is accepted as an article. To start a new draft, click the button below:

  SCAM warning: There are scammers who target new editors and Articles for Creation participants. Users pretending to be volunteers will ask for money or other forms of payment in exchange for assistance, or to have a draft page or article published for them. The assistance provided to you by legitimate Wikipedia editors and volunteers will always be completely free. Real editors will never contact or solicit you for payment or compensation of any kind in exchange for assistance.

If anyone contacts you promoting any "premium" or "paid" Wikipedia services or assistance to you, or if anyone attempts to persuade you to pay (or "donate") any amount of money or provide compensation of any amount or of any kind in exchange for assistance with publishing your article, it is a scam.

  • Do not reply or respond to them - even if to tell them that you know or are aware of their attempts to scam you. Stop all communication with them.
  • Do not agree, promise, plan, arrange, or attempt to send any kind of payment or compensation to them.
  • Do not follow any of their directions or instructions.
  • Do not believe anything they tell you as being truthful.
  • Do not give them any of your personal information or account information.
  • Do not click on or follow any website links or URLs that they give to you.

If anyone attempts to contact you in this (or a similar) manner, please forward a copy of the entire email conversation, including email headers, to paid-en-wp wikipedia.org. After you have done so, delete all correspondence that you've received from them. See this scam warning for more information.

Template:Infobox cơ quan Việt Nam Template:Chính trị Việt Nam

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Chính phủ Việt Nam hay đơn giản hơn là Chính phủ) là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hộibáo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hộiChủ tịch nước.[1]

Trước khi có tên là Chính phủ, cơ quan này được gọi với tên là Hội đồng Chính phủ trong giai đoạn 1959-1980 và Hội đồng Bộ trưởng trong giai đoạn 1980-1992.

Lịch sử

  • Hiến pháp 1946, bản Hiến pháp đầu tiên thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946 lần đầu tiên quy định về Chính phủ. Thiết chế nhà nước ở thời điểm này có sự khác biệt, khi mà Chủ tịch nước đồng thời là người đứng đầu Chính phủ, giúp việc cho Chủ tịch nước có Nội các do Thủ tướng đứng đầu cùng các Bộ trưởng, Thứ trưởng, Phó Thủ tướng.[2]
  • Hiến pháp 1959[3], có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 1959, gọi với tên gọi Hội đồng Chính phủ. Từ bản Hiến pháp này, thiết chế của nhánh hành pháp trở về Thủ tướng đứng đầu Chính phủ như hiện tại thay vì là Chủ tịch nước như bản Hiến pháp 1946.
  • Hiến pháp 1980, có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 1980, gọi là Hội đồng Bộ trưởng.
  • Hiến pháp 1992, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 1992 được đổi lại là Chính phủ.
  • Hiến pháp 2013, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2014 vẫn giữ nguyên tên gọi Chính phủ.

Nhiệm kì

Hiến pháp 2013, Điều 97 quy định:

"Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ".

Trong đó, Điều 71 quy định nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm.

Thành phần

Hiến pháp 2013, Điều 95 Mục 1 có quy định:

"Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số."

Nhiệm vụ và quyền hạn

Hiến pháp 2013, Điều 96 quy định:

"Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

  1. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
  2. Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;
  3. Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân;
  4. Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  5. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;
  6. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
  7. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;
  8. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình."

Trách nhiệm

Chính phủ chịu sự giám sát của Chủ tịch nước và Quốc hội. Chính phủ phải chấp hành:

Chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chủ tịch nước, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, cách thức hoạt động của Chính phủ được quy định tại: Chương VII Hiến pháp 2013[4], Luật Tổ chức Chính phủ 2015 (sửa đổi 2019)[5], và Nghị định Ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ 2016[6].

Nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật dưới luật ở Việt Nam.

Danh sách các cơ quan trong bộ máy Chính phủ

Chính phủ hiện nay có 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ, 8 đơn vị trực thuộc và 2 Đại học[7][8].

  • Các Bộ:
  1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  2. Bộ Y tế
  3. Bộ Tư pháp
  4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  5. Bộ Công Thương
  6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  7. Bộ Giao thông vận tải
  8. Bộ Xây dựng
  9. Bộ Giáo dục và Đào tạo
  10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  11. Bộ Thông tin và Truyền thông
  12. Bộ Ngoại giao
  13. Bộ Tài nguyên và Môi trường
  14. Bộ Công an
  15. Bộ Khoa học và Công nghệ
  16. Bộ Tài chính
  17. Bộ Nội vụ
  18. Bộ Quốc phòng
  • Các Cơ quan ngang Bộ [9]:
  1. Văn phòng Chính phủ
  2. Thanh tra Chính phủ
  3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  4. Ủy ban Dân tộc
  • Các Đơn vị thuộc Chính phủ [9]:
  1. Đài Truyền hình Việt Nam
  2. Đài Tiếng nói Việt Nam
  3. Thông tấn xã Việt Nam
  4. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  5. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  6. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
  7. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
  8. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp[10]
  • Đại học thuộc Chính phủ
  1. Đại học Quốc gia Hà Nội
  2. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài ra Chính phủ Việt Nam còn tổ chức các Ủy ban Quốc gia về nhiều lĩnh vực [11]. Các Ủy ban Quốc gia không phải là một cơ quan hay bộ máy riêng biệt, mà thành phần gồm có các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng từ các Bộ và cơ quan khác liên quan. Các Ủy ban Quốc gia đóng vai trò là cơ quan cố vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các chính sách, cũng như tổ chức phối hợp liên ngành và liên Bộ, cho nên không có quyền lực hành pháp hoặc hành chính. Các Ủy ban Quốc gia được thành lập và kết thúc sứ mạng tùy thuộc vào tình hình thực tế. Hiện tại có 9 Ủy ban Quốc gia:

  1. Ủy ban Quốc gia Đổi mới Giáo dục và Đào tạo
  2. Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số
  3. Ủy ban Quốc gia về Biến đổi Khí hậu
  4. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
  5. Ủy ban Quốc gia Phòng chống AIDS và Phòng chống Tệ nạn Ma túy, Mại dâm
  6. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn
  7. Ủy ban An ninh Hàng không Dân dụng Quốc gia
  8. Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi
  9. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế

Sơ đồ tổ chức Chính phủ Việt Nam

1200x1200px

Nhiệm vụ của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng trong Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ

Template:Chính1- Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ

a) Lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

b) Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác sau đây:

- Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

- Chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia.

- Chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Công tác cán bộ; tổ chức bộ máy; cải cách hành chính; địa giới hành chính; những vấn đề chung về công tác thi đua, khen thưởng.

- Quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

c) Theo dõi và chỉ đạo: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

d) Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo nhà nước về Biển Đông - Hải đảo; Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Trưởng Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia; Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch một số Hội đồng, Ủy ban quốc gia và Trưởng các Ban Chỉ đạo khác.

Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách Nội chính, Ngoại giao

a) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

- Công tác xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; cải cách tư pháp.

- Ngoại giao và quan hệ đối ngoại (bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân).

- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vận động vốn vay ưu đãi; viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài.

- Hội nhập quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương; cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại; xử lý tranh chấp, khiếu kiện quốc tế.

- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

- Quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông - Hải đảo.

- Công tác người Việt Nam ở nước ngoài và các vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam. Các vấn đề về nhân quyền.

- Công tác dân tộc, tôn giáo; xóa đói giảm nghèo, những vấn đề thường xuyên về thi đua khen thưởng.

- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

- Phòng, chống tội phạm; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

- Đặc xá.

- Phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

b) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Nội Vụ, Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội.

c) Làm nhiệm vụ: Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc; Phụ trách Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào; Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền; Trưởng Ban Chỉ đạo về Nhân quyền; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện 03 Chương trình mục tiêu Quốc gia: xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm; Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách Kinh tế tổng hợp, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

a) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

- Khối kinh tế tổng hợp, bao gồm: kế hoạch; tài chính, giá cả; tiền tệ, ngân hàng; thị trường vốn, thị trường chứng khoán; các nguồn đầu tư tài chính; dự trữ Nhà nước; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.

- Chi ngân sách nhà nước, sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ dự trữ ngoại hối và các Quỹ khác của Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ.

- Chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội.

- Phát triển các loại hình doanh nghiệp.

- Kinh tế tập thể, hợp tác xã.

- Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

- Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng.

b) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi.

c) Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách Khoa giáo - Văn xã

a) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

- Giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

- Khoa học và công nghệ.

- Lao động, việc làm và các vấn đế xã hội.

- Thông tin và truyền thông.

- Văn hóa; du lịch; thể dục, thể thao.

- Y tế, dân số, gia đình và trẻ em.

b) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

c) Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực; Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh; Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch; Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm; Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách Kinh tế ngành

a) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

- Công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại – xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường.

- Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

- Chỉ đạo bảo đảm năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Các công trình trọng điểm quốc gia; các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo phân cấp của pháp luật.

- Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất...

- Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

b) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

c) Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng quy hoạch quốc gia; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải; Trưởng Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; Chủ tịch phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Hình thức hoạt động

Hình thức hoạt động tập thể của Chính phủ là các phiên họp[12] Chính phủ. Những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số (trong trường hợp biểu quyết có tỷ lệ là 50-50 thì kết quả theo bên có Thủ tướng Chính phủ).

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam, trước đây, Chính phủ Việt Nam hầu như chỉ trình các báo cáo lên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trước mà không trình Quốc hội Việt Nam. Chỉ sau khi Bộ Chính trị kết luận thì báo cáo mới được trình Quốc hội. Trong một vài khóa Quốc hội Việt Nam gần đây (trước khóa 14), Bộ Chính trị cho phép Đảng đoàn Quốc hội hoặc Ủy ban kinh tế của Quốc hội có ý kiến trước đối với những vấn đề liên quan.[13]

Ban cán sự đảng Chính phủ

Xem thêm: Ban Cán sự Đảng Chính phủ Việt Nam

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban cán sự đảng Chính phủ
  • Lãnh đạo Chính phủ thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Thực hiện các nghị quyết của Đảng về tổ chức, cán bộ; quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ theo sự phân công, phân cấp của Bộ Chính trị.
  • Kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng trong hoạt động của Chính phủ.
  • Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về những đề xuất và quyết định của Ban cán sự đảng.
  • Phối hợp với Đảng ủy khối và Đảng ủy cơ quan xây dựng Đảng bộ cơ quan Văn phòng Chính phủ trong sạch, vững mạnh.
Tổ chức của Ban cán sự đảng Chính phủ
  • Ban cán sự đảng có từ 7 đến 9 ủy viên, gồm các đồng chí đảng viên là Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và một số đồng chí Bộ trưởng.
  • Bí thư, Phó Bí thư và các ủy viên Ban cán sự đảng do Bộ Chính trị chỉ định.
  • Ban cán sự đảng chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
  • Ban cán sự đảng có con dấu.

Thành viên Ban cán sự đảng Chính phủ hiện gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an; thành viên khác (nếu có) do Ban cán sự đảng đề nghị, Bộ Chính trị quyết định. Thủ tướng Chính phủ làm Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ.

Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị, Ban cán sự đảng Chính phủ đề xuất hoặc trình
  • Tình hình đặc biệt về kinh tế – xã hội nổi lên trong năm và các giải pháp cần tập trung chỉ đạo khắc phục theo yêu cầu của Bộ Chính trị hoặc khi thấy cần thiết.
  • Về việc xét tặng thưởng Huân chương Sao vàng cho cá nhân.
  • Kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý khi có vi phạm trong hoạt động của Chính phủ.
  • Những vấn đề khác Ban cán sự đảng Chính phủ thấy cần xin ý kiến Bộ Chính trị.
Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Bí thư, Ban cán sự đảng Chính phủ đề xuất hoặc trình
  • Về việc xét tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho cá nhân.
  • Kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý khi có vi phạm trong hoạt động của Chính phủ. (trích Quy định (Bổ sung) số 216-QĐ/TW ngày 01 tháng 4 năm 2009)
  • Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ: Phạm Minh Chính
  • Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ:

Chính phủ hiện nay

Template:Chính

Các chính phủ trong lịch sử Việt Nam

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

Việt Nam Cộng hòa

Quốc gia Việt Nam

Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ

Đế quốc Việt Nam

Tham khảo

  1. ^ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, điều 94
  2. ^ Hiến pháp năm 1946
  3. ^ Hiến pháp năm 1959
  4. ^ CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP https://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=28814. {{cite web}}: Missing or empty |title= (help); Unknown parameter |tựa đề= ignored (help)CS1 maint: url-status (link)
  5. ^ CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=198544. {{cite web}}: Missing or empty |title= (help); Unknown parameter |tựa đề= ignored (help)CS1 maint: url-status (link)
  6. ^ THƯ VIỆN PHÁP LUẬT https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-138-2016-ND-CP-Quy-che-lam-viec-cua-Chinh-phu-324082.aspx. {{cite web}}: Missing or empty |title= (help); Unknown parameter |tựa đề= ignored (help)CS1 maint: url-status (link)
  7. ^ VnExpress https://vnexpress.net/infographics/tu-van/co-bao-nhieu-co-quan-trong-bo-may-chinh-phu-3553283.html. {{cite web}}: Missing or empty |title= (help); Unknown parameter |ngày truy cập= ignored (help); Unknown parameter |tiêu đề= ignored (help)
  8. ^ https://web.archive.org/web/20160305182254/http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/bonganh2. Archived from the original on 2016-03-05. {{cite web}}: Missing or empty |title= (help); Unknown parameter |ngày truy cập= ignored (help); Unknown parameter |tiêu đề= ignored (help)
  9. ^ a b http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210516
  10. ^ BÁO ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM http://baochinhphu.vn/Chi-dao-quyet-dinh-cua-Chinh-phu-Thu-tuong-Chinh-phu/Quy-dinh-chuc-nang-co-cau-to-chuc-cua-Uy-ban-Quan-ly-von-nha-nuoc-tai-doanh-nghiep/348001.vgp. {{cite web}}: Missing or empty |title= (help); Unknown parameter |ngày truy cập= ignored (help); Unknown parameter |tiêu đề= ignored (help)
  11. ^ http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactochucphoihopliennganh?governmentId=2856&organizationTypeId=11
  12. ^ dulieuphapluat https://dulieuphapluat.vn/van-ban/hanh-chinh-tu-phap/nghi-quyet-111nq-cp-cua-chinh-phu-ve-phien-hop-chuyen-de-ve-xay-dung-phap-luat-thang-8-nam-2022-1017533. {{cite web}}: Missing or empty |title= (help); Unknown parameter |họ= ignored (help); Unknown parameter |ngày truy cập= ignored (help); Unknown parameter |ngôn ngữ= ignored (help); Unknown parameter |tựa đề= ignored (help)CS1 maint: url-status (link)
  13. ^ https://vov.vn/chinh-tri/dang/quan-he-giua-dang-va-quoc-hoi-da-co-thay-doi-497540.vov. {{cite web}}: Cite has empty unknown parameters: |ngôn ngữ= and |url lưu trữ= (help); Missing or empty |title= (help); Unknown parameter |ngày lưu trữ= ignored (help); Unknown parameter |ngày truy cập= ignored (help); Unknown parameter |ngày= ignored (help); Unknown parameter |nhà xuất bản= ignored (help); Unknown parameter |tiêu đề= ignored (help); Unknown parameter |tác giả 1= ignored (help)

Liên kết ngoài

Template:Thể loại Commons Template:Wikisource tác giả

Template:Tổ chức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Template:Chính phủ Việt Nam Template:Chính phủ Việt Nam các thời kỳ Template:Tổng quan về Việt Nam Template:Đề tài châu Á

Thể loại:Danh sách nhân vật Việt Nam Thể loại:Chính phủ Việt Nam


Submitting for review

Submit your draft for review by clicking the button "Submit for review". If you don't see this button, you can add the code {{subst:submit}} to the top of your draft (remember to switch to the source editor first). If you see a yellow box saying "Review waiting, please be patient", you have successfully submitted for review. If you don't see this box, you can ask for help at the Articles for Creation help desk.

Getting a review can take a while, but your draft will be reviewed eventually. Attempting to bypass the process by moving the page, or cutting and pasting it into a new mainspace article, may lead to the page being moved back into draftspace again, speedy-deleted or listed for Articles for Deletion, and repeated attempts may lead to consequences. In the meantime, we hope that you expand some of our already existing articles.

Old drafts

Old drafts, drafts that have been unedited for more than six months, are routinely deleted (see WP:CSD#G13). Once deleted, they can be recovered at WP:REFUND/G13. A category listing drafts approaching G13 status can be found at Category:AfC G13 eligible soon submissions with the oldest drafts at the top of the category. These can be reviewed and nominated for deletion or improved for mainspace.

Some old drafts have been identified as "promising", but without any active editor actually committing to working on them. See Category:Promising draft articles and Category:AfC postponed G13. Consider browsing these drafts for topics that you would like to improve and move to mainspace. If it reasonably appears that {{Promising draft}} or Category:AfC postponed G13 are not merited, you may remove them but consider first discussing the matter with the original placer of the template or category.

Reviewers

Experienced editors are always needed to review the AfC submissions! The guide for doing so can be found at Wikipedia:WikiProject Articles for creation/Reviewing instructions.

Article Icon Legend
  - B-Class article
  - C-Class article
  - Start-Class article
  - Stub-Class article
  - List-Class article
  - Template
  - Disambiguation page
  - NA-class
  - Redirect
  - Unclassified article